Mới chớm hè mà hóa đơn tiền điện cuối tháng nhà bạn đã tăng vọt. Nguyên nhân chủ yếu là do điều hòa đã được sử dụng vài giờ mỗi ngày. Để tiết kiệm điện năng khi bật điều hòa, bạn nên lưu ý làm theo những hướng dẫn của các chuyên gia về điện lạnh dưới đây.
Không bật nhiệt độ dưới 25 độ C, dùng điều hòa kèm quạt, mua máy có công suất phù hợp với diện tích phòng…
Không để nhiệt độ dưới 25 độ C
Theo Bijli Bachao, trang web của Ấn Độ, chuyên về hướng dẫn tiết kiệm điện cho gia đình và công sở, nhiệt độ của điều hòa càng ít chênh lệch với nhiệt độ tự nhiên thì điện năng tiêu thụ càng ít.
Để làm mát phòng, bạn không nên để nhiệt độ dưới 25 độ C.
Bạn có thể tính công thức điện năng tiết kiệm được khi tăng nhiệt độ điều hòa như sau:
Phần trăm tiết kiệm = (nhiệt độ mới – nhiệt độ cũ) : (nhiệt độ bên ngoài – nhiệt độ cũ) x 100
Ví dụ, nếu nhiệt độ bên ngoài là 37 độ C, tăng điều hòa từ 20 lên 25 độ c, bạn sẽ tiết kiệm được: (25 – 20) : (37-20) x 100 = 29,4%.
Lưu ý: Công thức này được tính trong trường hợp khả năng cách ly của phòng với bên ngoài không tốt, nên nhiệt độ trong phòng tương đương với nhiệt độ ngoài trời trong điều kiện không bật điều hòa.
Dùng quạt kèm điều hòa
Quạt có thể tạo ra gió giúp người trong phòng cảm thấy mát và dễ chịu hơn. Khi dùng quạt, bạn có thể tăng nhiệt độ của điều hòa lên 2-4 độ mà vẫn thấy thoải mái. Dù tốn điện cho quạt nhưng lượng điện bạn tiết kiệm được khi tăng nhiệt độ điều hòa vẫn nhiều hơn và như thế bạn có thể tiết kiệm được tiền điện mỗi tháng.
Tuy nhiên, Bijli Bachao cũng lưu ý, nếu mái nhà của bạn trực tiếp hứng ánh nắng mặt trời thì không nên sử dụng quạt trần cùng với điều hòa. Tương tự nếu đó là bức tường hứng nắng thì cũng không nên bật quạt treo tường đồng thời với điều hòa.
Đặt cục nóng ở chỗ mát
Vị trí đặt cục nóng cũng có thể ảnh hưởng tới điện năng tiêu thụ: nhiệt từ mặt trời sẽ làm giảm hiệu quả của điều hòa. Vì thế không nên để cục nóng ở nơi quá nóng và bí.
Bố trí phòng khép kín và có lớp cách nhiệt
Dùng các lớp cách nhiệt (ví dụ tấm xốp) cho mái, dán giấy cách nhiệt cho tường. Phía ngoài ngôi nhà nên sơn màu trắng hoặc sáng để giảm thu hút nhiệt. Có thể trồng thêm cây ở bên ngoài… Khi bật điều hòa phải đóng kín các cửa, các lỗ thông hơi, có thể che thêm rèm.
Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên
Thường xuyên lau màn chắn, bộ lọc không khí. Chỉ cần lau dọn sạch sẽ bụi bẩn tích trong bộ lọc, có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn. Dịch vụ bảo dưỡng điều hòa tại nhà uy tín tại Hà Nội.
Dùng chế độ (Mode) phù hợp
Trong trường hợp nhiệt độ ngoài trời không quá nắng nóng (khoảng dưới 36 độ C) và độ ẩm cao, việc sử dụng chế độ Dry sẽ rất hiệu quả trong việc tạo cảm giác dễ chịu trong phòng và tiết kiệm điện.
Tuy nhiên, những ngày nắng nóng và độ ẩm thấp thì việc sử dụng chế độ Dry không có ý nghĩa gì mấy bởi nó không có chức năng làm giảm nhiệt độ, khiến không khí trong phòng vẫn nóng, khó chịu và khi đó, lựa chọn duy nhất để làm mát là chuyển sang chế độ Cool. Lúc này, sử dụng chế độ Cool lại tiết kiệm điện hơn vì Cool làm mát nhanh hơn, sau khi nhiệt độ trong phòng đã đủ mát thì điều hòa có thể tự ngắt điện.
Lựa chọn máy lạnh phù hợp với phòng
Nhiều người cho rằng mua điều hòa lớn sẽ làm không khí trong phòng mát hơn. Tuy nhiên theo Energy Star mua một máy điều hòa quá khổ là không hiệu quả. Đồng thời còn lãng phí năng lượng. Máy điều hòa có tác dụng loại bỏ hơi nóng và độ ẩm trong phòng. Máy điều hòa to có tác dụng làm mát nhanh nhưng nó chỉ loại bỏ được rất ít hơi ẩm.
Công thức để chọn được máy điều hòa phù hợp với diện tích của phòng:
Phòng 9-14m2: chọn máy công suất 5.000 BTU/h 15-23m2:
- Máy 6.000 BTU/h 24-28m2
- Máy7.000 BTU/h 29-32m2
- Máy 8.000 BTU/h 33-37m2
- Máy 9.000 BTU/h 38-41m2
- Máy 10.000 BTU/h 42-51m2
- Máy 12.000 BTU/h 51-65m2
- Máy 14.000 BTU/h 66-92m2
Chúng tôi cũng khuyến cáo, nếu phòng ở chỗ râm mát bạn có thể giảm công suất máy 10%. Nếu phòng đặt ở nơi rất nắng, tăng công suất máy lên 10%. Nếu trong phòng thường xuyên có nhiều hơn 2 người, cộng thêm vào công suất của máy là 600 BTU cho mỗi người.
Quy trình bảo dưỡng điều hòa
1. Kiểm tra hoạt động
Tình trạng bên ngoài của dàn nóng/lạnh (vỏ máy).
Các điểm nối điện, siết chặt nếu yêu cầu.
Khả năng lưu thông gió của dàn nóng/lạnh, loại bỏ vật cản nếu cần thiết.
2. Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa
Khoang chứa quạt và cánh quạt của dàn lạnh.
Dàn trao đổi nhiệt cục nóng/lạnh.
Lưới lọc bụi.
Máng chứa nước ngưng cục lạnh.
Vỏ máy.
Kiểm tra sự rò rỉ gas tại giắc co nối, siết chặt nếu cần thiết.
3. Kiểm tra lưu lượng gas, nạp gas bổ sung
Chúng tôi sẽ kiểm tra lưu lượng gas và bổ sung nếu cần thiết.
4. Kiểm tra khi thiết bị đang hoạt động
Theo dõi sự hoạt động của máy.
Tiếng ồn và độ rung động khác thường của máy nén.
Dòng làm việc của máy nén, so sánh với trị số cho phép.
Áp suất của gas trong máy.
Độ ồn của quạt (cục nóng/lạnh), so sánh với trị số cho phép.
Độ lạnh, so sánh với trị số cho phép.
Gọi 0866 062 789 – 0866 369 778 để được tư vấn về dịch vụ bảo dưỡng điều hòa tại nhà ở Hà Nội – Quy trình bảo dưỡng điều hòa chuyên nghiệp.
Chúng tôi có đội ngũ thợ lành nghề phục vụ tận tình, giá cả hợp lý, uy tín, chất lượng!
Cam kết Bảo hành dài hạn đúng tiến độ!!
Trụ Sở Chính : 91 – ngõ 211 Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Các cơ sở: 78 Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy – Hà Nội
26 Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội
56 Lò Đúc – Hai Bà Trưng – Hà Nội
82/34 Kim Giang – Hoàng Mai – Hà Nội
24/70 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội
12/14 Lê Đức Thọ – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội
22/5 Lý Nam Đế – Ba Đình – Hà Nội
2135 Giải Phóng – Hoàng Mai – Hà Nội
35/89 Trấn Vũ – Ba Đình – Hà Nội
79 Định Công – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Số 5 – Linh Đàm – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
45/175 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
60 Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Ngõ 1/2 Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
16 ngõ 1 – Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân – Hà Nội
96/195 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội